Cách chọn gỗ để đóng đồ nội thất bền nhất, tiết kiệm nhất: 15 lưu ý

Hoa Le– Homify Hoa Le– Homify
Домик в Аржаниках, ARCHDUET&DA ARCHDUET&DA Cửa ra vào
Loading admin actions …

Tiếp nối các bài viết chủ đề nội thất gỗ, kỳ này homify sẽ đi sâu vào giới thiệu cho bạn đọc các kiến thức và lưu ý cơ bản, cần kíp để có thể chọn đóng loại gỗ phù hợp cho món đồ nội thất nhà mình.

Loại gỗ nào thì tốt nhất, bền nhất? Nên dùng gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp? Đóng tủ quần áo thì nên chọn loại gỗ nào phù hợp? Loại gỗ nào bền đẹp mà giá cả vừa phải với túi tiền? 

Đây là những câu hỏi, nỗi trăn trở chung của nhiều gia đình trong quá trình lựa chọn nội thất cho nhà mình. Trước tiên, để có thể chọn được loại gỗ phù hợp cho món đồ trong nhà, bạn cần xác định rõ mục đích, chức năng sử dụng và vị trí của nó qua ba tiêu chí sau:

 - Món đồ cần đóng nằm ở trong nhà hay ngoài nhà? (sân vườn, ban công… )

 - Món đồ gỗ đó có chức năng gì? (bàn ghế, tủ bếp, tủ quần áo, tủ văn phòng,… )

 - Chọn gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp? 

Ngoài ra, bạn có thể đặt câu hỏi, tham khảo tư vấn miễn phí của các chuyên gia tại mạng lưới homify bất cứ lúc nào. Và tham khảo thêm các bài viết tương tự:

9 căn nhà gỗ đơn giản bình an cho gia đình bạn

Làm sao để giữ đồ gỗ không bị mốc, đẹp bền lâu: 15 mẹo đơn giản

1. Đồ gỗ ngoài trời

Với các loại vật dụng đồ gỗ ngoài trời như bàn ghế sân vườn, cửa chính, cột, lan can… , bạn chỉ nên chọn mua, đóng đồ từ các loại gỗ đặc, tránh các mối kết ráp nhiều, vì sẽ gây đọng nước, nứt toác do tiếp xúc với mưa nắng bên ngoài.

Các loại gỗ tự nhiên thường dùng là Chò chỉ (nhóm 3),  Dầu đỏ (nhóm 5) hoặc các loại gỗ công nghiệp như gỗ dán Veneer nhưng được phủ nhiều lớp sơn bảo vệ PU, UV…

2. Nội thất gỗ trong nhà

Với các món đồ đặt trong nhà thì điều kiện môi trường bảo quản ổn định hơn, do đó bạn có thể sử dụng các loại gỗ nhân tạo, gỗ chế biến như MDF, Veneer, MF thay vì các loại gỗ tự nhiên đắt tiền, quý hiếm. Các loại gỗ công nghiệp này rẻ tiền, nhiều mẫu mã, màu sắc, sản xuất hàng loạt và đa dạng, rất thích hợp với không gian nội thất trẻ. Đồng thời việc thi công và bảo quản chúng cũng không quá khó khăn. 

3. Chọn gỗ cho sàn nhà

Sàn gỗ hiện nay được áp dung rộng rãi và rất được ưa chuộng trong trang trí nội thất phòng ở nước ta. Nhờ tính thẩm mỹ cao, sạch sẽ, tạo ra sự ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Sàn gỗ phù hợp vớ hầu hết mọi loại phong cách và xu hướng trang trí nội thất. Màu gỗ tự nhiên mang lại cảm giác ấm cúng, sang trọng và thân thiện cho căn nhà. Để có bộ sàn đẹp nên chọn loại gỗ tốt, ít cong vênh, chịu được nhiệt độ cao, màu sắc và vân gỗ nổi, đẹp. Bạn có thể chọn gỗ Sồi, gỗ Căm xe, Xoan Đào, một số loại gỗ quý đắt tiền như Giáng Hương, Tần Bì, hoặc gỗ công nghiệp phù hợp tùy theo nhu cầu. 

4. Chọn gỗ cho phòng bếp – phòng ăn

Do đặc tính chức năng nên đồ gỗ ở phòng bếp – phòng ăn cần có độ bền tốt, chịu được nhiệt độ, độ ẩm cao. Trong tình huống này, gỗ Dổi là một lựa chọn phù hợp nhờ đặc tính ổn định, chịu nhiệt và ẩm, vân gỗ đẹp, ít cong vênh đồng thời trong gỗ có sẵn tinh dầu chống được mối mọt.

Một số lựa chọn khác cho gỗ tự nhiên như: Gỗ Sồi, Xoan Đào, Bạch Tùng…  

5. Chọn gỗ đóng giường ngủ

Giường ngủ thường được đầu tư nhiều với các loại gỗ quý hiếm đắt tiền. Một số gia đình giàu có lựa chọn gỗ Gụ, Cẩm Lai, Mun hay Pơ mu để đóng giường ngủ. Những món đồ bằng các loại gỗ này có thể có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lựa chọn phương án giá cả phải chăng, thân thiện hơn như: Gỗ Sồi, Xoan đào, rất phù hợp dành để đóng giường.

6. Chọn gỗ cho nội thất văn phòng

Văn phòng thường ít tiếp xúc với bức xạ nhiệt trực tiếp, đồng thời thường sử dụng điều hòa thường xuyên nên điều kiện vi khí hậu ổn định. Đồng nghĩa với đồ gỗ nội thất không cần độ bền cao. Bạn có thể thoải mái lựa chọn các loại gỗ công nghiệp MDF, gỗ dán Veneer hay các loại gỗ chế biến khác để đóng đồ cho loại phòng này. 

7. Chọn gỗ cho cầu thang

Gỗ thường hay bị cong vênh, vì vậy, nếu bạn chọn gỗ cho cầu thang, tốt nhất nên chọn loại gỗ chất lượng, gỗ nặng nhóm 2 ít cong vênh và độ bền cao như Căm xe, Lim… Tuy nhiên hai loại gỗ này thuộc nhóm quý, giá thành đắt đỏ vì vậy cần cân nhắc cẩn thận, ngoài ra gỗ Lim cũng không thích hợp đóng đồ gia dụng do gỗ độc, không tốt cho sức khỏe.

Bạn có thể thay thế bằng các loại gỗ công nghiệp nhưng phải qua xử lý để tăng độ bền. 

8. Chọn gỗ cho cửa ra vào

Cửa tiếp xúc với một phần môi trường tự nhiên bên ngoài, vì vậy cũng yêu cầu độ bền cao, chịu nắng mưa tốt. Khung cửa gỗ thường được đóng bằng gỗ trò, căm xe, ngoài ra có thể lựa chọn gỗ tần bì, Sồi, Xoan đào,…

Kinh nghiệm xây sửa, làm cửa chính, cổng chính hợp phong thủy

9. Chọn gỗ cho ghế

Ghế salon đặt trong phòng khách thường được đóng bởi những loại gỗ với màu sắc và vân nổi đẹp mắt, ấn tượng. Có rất nhiều loại gỗ phù hợp dành cho ghế, các nhóm gỗ quý như Cẩm Lai, Giáng Hương, Mun.. có giá thành đắt đỏ. Các nhóm như Xoan đào, Sồi thì giá cả hợp lý hơn chỉ khoảng vài chục triệu đồng. 

Một số loại gỗ

10. Gỗ quý: Giáng Hương, Tần Bì, Mun, Lim,…

11. Sồi

Module wallpaper, U2 U2 Tường & sàn phong cách Bắc Âu Wallpaper

12. Gỗ Xoan Đào

13. Gỗ Căm xe

14. Gỗ công nghiệp: Laminate

15. Gỗ công nghiệp: Venee

Bạn sẽ chọn loại gỗ nào cho nhà mình?

Cần giúp đỡ với dự án nhà của bạn?
Liên lạc!

Những nội dung đặc sắc từ tạp chí của chúng tôi