Nhà có trẻ nhỏ: Đừng quên 7 lưu ý này khi chọn đồ nội thất

Như Ngô – homify Như Ngô – homify
TADİLAT İŞLERİ , Tadilat Firması Tadilat Firması Phòng trẻ em phong cách hiện đại
Loading admin actions …

Khi sắm đồ nội thất cho trẻ, có phải bạn nghĩ ngay đến những đồ vật có màu sắc tươi sáng, họa tiết sinh động, hoặc có khi bạn sẽ được đề nghị dùng lại những vật dụng cũ từ gia đình mà đã được truyền qua các thế hệ.

Thật khó khăn cho bạn trong việc cân nhắc các lựa chọn đúng không? Bạn nên nhớ điều quan trọng trên hết là sự an toàn cho trẻ. Vì vậy, những lời khuyên sau đây bạn cần ghi chép lại vì một mái nhà hạnh phúc, gần gũi cho trẻ nhỏ mà vẫn đảm bảo thiết kế nhà thanh lịch ấm cúng đấy!

1. Đồ nội thất cũ, tái sử dụng phải phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn hiện tại

Vật dụng phổ biến nhất là nôi cũi cho bé. Nôi cũi có cạnh trượt nay đã không được bán ra thị trường, vì bé có thể bị trượt hoặc mắc kẹt giữa các thanh chắn. Vì thế nếu nhà bạn còn kiểu nôi cũi có cạnh trượt này thì nên hạn chế dùng.

Hãy thử quy tắc “Hai ngón tay”, nếu bạn có thể để lọt hơn 2 ngón tay giữa cạnh nệm và cạnh nôi thì bé của bạn có nguy cơ bị kẹt tay, chân. 

Không sử dụng nôi cũi hoặc các đồ nội thất cũ mà bị thiếu đi một vài bộ phận như thanh trượt, thanh chắn hoặc những vật dụng không chắc chắn, bị rung lắc.

Ghế cao cho trẻ cần phải có dây thắt an toàn. Những chiếc ghế kiểu cũ có thể thiếu những thứ như vậy, bạn nên để ý và một khi cho trẻ ngồi trên ghé thì luôn để mắt quan sát chúng.

Nhớ thay mới các đệm ghế hoặc tấm lót đệm cho giường, nôi cũi cho phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn hiện tại.

2. Đồ nội thất cho trẻ em nên được làm bằng vật liệu phù hợp

Một chiếc bàn bằng kính có thể là một món đồ tô điểm cho sự hiện đại, sang trọng cho ngôi nhà bạn, nhưng nếu nhà bạn có trẻ em thì đây là một vấn đề. Các đồ vật làm bằng chất liệu mong manh, dễ vỡ, ẩn chứa sự nguy hiểm không nên đặt trong phòng ngủ của trẻ nhỏ.

Tương tự với các đồ vật bằng kim loại, như giường ngủ hoặc ghế, chúng quá gồ ghề, rắn chắc và góc cạnh, nên thay chúng bằng vật liệu gỗ trơn láng hoặc bằng nhựa trơn.

3. Không chọn các đồ nội thất có bề mặt dễ trơn trượt

Bàn ghế có màu sắc tươi sáng có thể trông rất dễ thương và bắt mắt, nhưng nếu chúng dễ bị trượt ra trong khi sử dụng thì đó là một mối nguy tiềm ẩn cho trẻ.

Ví dụ, các bàn ăn đa năng dễ tháo lắp, dễ di chuyển sẽ không là một lựa chọn thông minh cho việc để thức ăn nóng trên đó. Trẻ nhỏ không được ngồi vào những bàn ghế thiếu sự an toàn nghiêm trọng như vậy.

3. Đồ vật cho trẻ không được có góc cạnh sắc nhọn

Nếu nhà bạn có một chiếc bàn nhiều góc cạnh, đây là một mối nguy cho trẻ, những đứa bé thích chạy xung quanh và đa số khuôn mặt bé thường ngang với chiều cao bàn.

Bạn nên dùng những miếng dán để che đậy các góc cạnh này lại, hoặc sắm một chiếc bàn tròn. Một nguyên tắc bạn cần nhớ, đó là không nên đầu tư, hoặc sở hữu lại những đồ vật dễ  gây ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ em.

4. Đồ vật cho trẻ không được sử dụng sơn hóa chất độc hại

Tất cả các đồ nội thất trong nhà, không chỉ riêng các món đồ cho phòng ngủ trẻ, đều phải phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn hiện nay, và điều này cần được lưu ý khi bạn sắm sửa những món đồ có lớp sơn phủ. Trẻ nhỏ thường có thói quen cắn, gặm những đồ vật trong nhà nhất là khi bé mọc răng, vì vậy đồ nội thất cho trẻ em không được phủ sơn chì hoặc các loại sơn chứa hóa chất độc hại. Thị trường sơn ngày nay có sơn hữu cơ an toàn cho trẻ.

5. Cách chọn giường cho trẻ nhỏ

Nếu bạn sắm giường tầng cho trẻ nhà bạn thì không bao giờ đặt một đứa bé dưới 6 tuổi lên tầng trên cùng của một chiếc giường tầng. Bạn nên đảm bảo rằng chiếc giường tầng trên có đường ray bảo vệ ở mỗi bên – không chỉ ở phía tường. Và thang trèo không có bậc thang nào bị thiếu, không trơn trượt, và được gắn chặt vào một bên của cạnh giường tầng trên.

Nếu là giường đơn  thì bạn nên chọn một chiếc giường thấp, tương xứng với chiều cao của trẻ, nhưng vẫn nên có thanh chắn bảo vệ xung quanh.

Nệm phải vừa khít với bốn mặt của giường để trẻ không bị rơi ra khỏi giường.

7. Cất giữ đồ vật của trẻ ở những nơi rộng rãi, có độ cao thấp

Để tránh trẻ bị rơi ngã khi cố gắng lấy các món đồ chơi hoặc những thứ t-fừ tủ quần áo, bạn nên đặt các ngăn kéo hoặc đồ đựng ở độ cao thấp và vững chắc.

Ngoài ra, cũng nên xem xét đến việc đính chặt các đồ nội thất cho trẻ, như ngăn kéo, kệ sách, tủ quần áo gắn chặt vào tường để trẻ không thể kéo chúng xuống. 

Bạn cũng có thể áp dụng thêm những bí quyết thiết kế phòng trẻ giúp kích thích sự sáng tạo của trẻ như

5 cách đơn giản sáng tạo góc riêng cho bé khi nhà chật

Trang trí phòng trẻ: 5 gợi ý siêu đẹp siêu tiết kiệm

8 lưu ý thiết kế nhà tắm an toàn cho cả trẻ em và người cao tuổi

11 gợi ý thiết kế giường ngủ cho trẻ sinh đôi giúp bạn tha hồ lựa chọn để các con luôn vui vẻ, thoải mái và an toàn trong chính ngôi nhà mình nhé!

Gia đình bạn đã áp dụng đầy đủ 7 lưu ý này chưa?

Cần giúp đỡ với dự án nhà của bạn?
Liên lạc!

Những nội dung đặc sắc từ tạp chí của chúng tôi